Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần XXIV Mùa Thường Niên (Lc 7,11-17) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN XXIV MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 7,11-17

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : 1 Cr 12, 12-14. 27-31

Ta vừa biết được, các Kitô hữu ở Côrintô, cũng như các Kitô hữu thời đại chúng ta, rất chia r34 nhau. Để giải quyết cho tình trạng cụ thể này, Phaolô triển khai đề tài “ Thân Thể Đức Kitô”.

Thân thể của ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận ; mà các bộ phận của thân thể, tuy nhiều , nhưng vẫn chỉ một thân thể. Thì với Đức Kitô cũng vậy.

Ơ đây, Đức Kitô có một ý nghĩa tập thể, bao gồm một trật cả Đức Giêsu Nagiarét…và tất cả những ai kết hợp với Người nhờ đức tin.

Điều Phaolô nhấn mạnh nơi hình ảnh về thân thể là sự hiệp nhất : Đức Kitô là người “tạo nên hiệp nhất”, Người lôi kéo ta về hiệp nhất, Người làm ta trở nên một thân thể duy nhất, thân thể của Người.

Tôi ngừng lại một chút để suy niệm mầu nhiệm này : các Kitô hữu chỉ làm nên một thân thể duy nhất. Các người mà tôi chia rẽ, chỉ trích, cáo buộc, làm cho đau khổ, toàn là chi thể của Đức Kitô ! tôi làm cho một phần thân thể của Đức Kitô phải đau khổ. Việc làm trên sẽ kéo dài hậu quả nào trong đời tôi ?

Tất cả chúng ta Do-thái hay Dân ngoại, nô lệ hay tự do, chúng ta đã chịu phép rửa, trong cùng một thần khí để trở nên một thân thể.

Vào thời Thánh Phaolô, sự kỳ thị về chủng tộc và xã hội, thật rõ nét : giữa một người nô lệ và một người tự do, không được đối xử đồng đều, không có cùng những quyền lợi sơ đẳng trong xã hội.

NGÀY NAY, sự kỳ thị lại là những hình thức khác, nhưng người ta vẫn thường tìm cách giải quyết. Thế giới ngày nay cần mầu nhiệm hiệp nhất này biết bao ! ước gì trong mọi xứ sở, mọi giai tầng xã hội và trong mọi sắc dân, có những người “ phá rào cản”, nam hay nữ, đứng lên đặt “ sức mạnh tình thương” trên tất cả, như Martin Luther King và bao người khác…

Vậy anh em là thân thể Đức Kitô …Anh em là bộ phận của thân thể ấy.

Tôi đây là X …tôi là thân thể của Đức Kitô.

Tôi có nhận biết điều ấy không ?

Cách diễn tả này trước tiên có nghĩa là : “ Ta tùy thuộc Đức Kitô như tùy thuộc vào cơ thể thông truyền sức sống”. Tôi lãnh nhận luồng sinh khí của Chúa Giêsu …như trong một cơ thể của con người, luồng sinh khí đi luồng từ đầu óc đem sinh lực cho toàn chi thể.

Tôi có để cho “ Đầu” này ảnh hưởng, hướng dẫn và tăng sinh lực cho tôi không ? tôi có để cho “ tư tưởng của Đức Giêsu” thực sự tác động đời sống tôi không ? Thường Thường, tôi làm gì để nối kết lại cách sống động với Đức Kitô : suy niệm Lời Chúa, lãnh nhận các bí tích Hoà giải và Thánh Thể ?

Kiểu nói : “ Anh em là thân thể Đức Kitô” cũng có nghĩa, chúng ta phải là sự “ hiện diện” của Đức Kitô, là dấu chỉ sự hiện thực của Người giữa thế gian : chúng ta là “ gương mặt”, là “tay”, là “ quả tin” của Người. Ngày nay chính nhờ các thái độ của ta mà Người có thể hành động, nhờ tay mà Người phục vụ, nhờ quả tim của ta mà Người yêu thương.

Mỗi người làm theo phần việc của mình…Tông-đồ, ngôn sứ, thầy dạy, chữa bệnh.

Thánh Phaolô, sau khi nhấn mạnh sự "hiệp nhất" của thân thể Đức Kitô, cũng đề cao giá trị của sự "khác biệt” nơi thân thể. Mỗi người chúng ta không có đồng nhiệm vụ, chúng ta không ai giống ai. Hội Thánh, Thân thể Đức Kitô, là một cơ cấu phức tạp với nhiều phần vụ hành chánh. Lạy Chúa, xin giúp chúng con tìm ra chỗ đứng của chúng con, và biết tôn trọng chỗ đứng và vai trò của người khác không giống chúng con.

Bài đọc II : 1 Tm 3,1-3

Đây là lời chân thật : "Nếu ai ước ao chức chủ tịch giáo đoàn, thì đó là ước ao một nhiệm vụ tốt đẹp”.

Từ ngữ dịch thuật ở đây là "chủ tịch giáo đoàn”, trong tiếng Hy Lạp là "Episcope”. Nguồn của từ Giám mục. Dầu vậy, nói riêng đây không nói về trách vụ Giám mục như ngày nay, nhưng đúng hơn là nói về các phận vụ đứng đầu cộng đoàn địa phương.

Dầu sao, rõ ràng là các cộng đoàn được tổ chức theo một phẩm chất nào đó : Không có nhóm người nào đứng vững mà không có cơ cấu tối thiểu. Và Thánh Phaolô nói rằng đứng đầu hướng dẫn cộng đoàn Kitô hữu là một trách vụ tốt đẹp, cơ hội để cầu nguyện cho các ơn gọi, để nhiều người chấp nhận và "ước muốn” vai trò này.

Vị chủ tịch cộng đoàn phải là người không ai trách cứ được người chỉ kết hôn một lần, ăn ở tiết lộ, khôn ngoan, thanh lịch, đoan trang, nếu khách...

Đây giản dị là một đức tính nhân bản, khá thông thường, không cần có thiên tứ đặc biệt. Điều đáng kể hơn cả, là phải quân bình, chín chắn, người có lương tri, biết liên hệ. Tôi có thể cầu nguyện cho các thủ lãnh cộng đoàn mà tôi biết.

Biết giảng dạy.

Cùng với việc hướng dẫn Phụng vụ (đoạn này tiếp liền các chỉ thị về việc cầu nguyện), vai trò cốt yếu hiển nhiên là việc giảng dạy giáo thuyết.

Không mê rượu chè, không gây gỗ, nhưng hòa nhã, không cạnh tranh, không tham lam.

Chúng ta gặp lại những đức tính giản dị làm cho các mối liên hệ được dễ chịu. Người ta không nhấn mạnh trên uy quyền, sức mạnh... nhưng trên lòng nhân hậu, hiền hòa. Cả một lý tưởng nhân bản, có giá trị với mọi người có trách nhiệm trong gia đình, nghề nghiệp, dân sự.

Biết cai quản gia đình mình, dạy con cái biết vâng phục và tiết hạnh. Nếu ai không biết cai quản gia đình mình, thì làm sao coi sóc được cộng đoàn Thiên Chúa.

Cuộc tranh cãi hiện nay về vấn đề truyền chức linh mục cho các người đã lập gia đình, rõ ràng đã không có. Dầu vậy, Thánh Phaolô cũng ao ước rằng "một người đứng đầu cộng đoàn Hội Thánh" trước hết phải chứng tỏ là mình biết hướng dẫn gia đình mình.

Vị chủ tịch giáo đoàn không phải là tân tòng... kẻo cậy mình kiêu căng.

Dầu sao, phải có những bảo đảm để có được sự bền vững và đừng kiêu khi tin rằng "điều đó sẽ phải đến” : đừng là những viên chức.

Người phải có tiếng tốt nơi người ngoại, kẻo bị ô danh và sa lưới ma quỷ.

Cộng đoàn Kitô hữu không phải là một câu lạc bộ đóng kín, một Ghetto, nó sống giữa ban ngày người ta phẩm định từ bên ngoài. Đã có những hiện tượng theo ý nghĩa quần chúng. Chúng ta cung ứng loại bộ mặt nào ?

Những người phụ tá phải đoan trang...

Cũng những nhân đức, gần như vậy, đối với trách vụ khác này.

Người phụ nữ cũng vậy.

Hình như có vài tác vụ do phụ nữ nắm giữ. Cả một cuộc tìm kiếm đang thực hiện trong Hội Thánh Hôm Nay về chủ đề này.

BÀI TIN MỪNG : Lc 7,11-17

Thánh Luca là người duy nhất trong bốn Thánh sử ghi lại trình thuật về cuộc sống lại này.

Đức Giêsu đi đến thành kia gọi là Naim... Người đến gần cửa thành đang lúc người ta khiêng một người chết đi chôn người này là con trai duy nhất của một bà giá. Có rất đông dân chúng trong thành cùng đi với bà.

Như thế chồng bà... con trai bà... đã chết sớm. Thời đó, số phận người phụ nữ thực hết sức khó khăn, khi họ không còn chồng hay con trai để bảo vệ họ trước pháp luật.

Đám đông bày tỏ sự thương cảm. Số lớn dân thành di chuyển để tháp tùng người đàn bà đáng thương.

Chúa Giêsu chạnh lòng thương và nói : "Bà đừng khóc nữa !”.

Luca đã sử dụng hẳn 20 lần danh hiệu cao trọng "Chúa" để chỉ Đức Giêsu, trong khi Mátthêu ( 21, 3) và Mác-cô (11, 3) mỗi người chỉ sử dụng một lần.

vâng lạy Chúa, Chúa là Vị ngôn sứ cao cả nhất trong các ngôn sứ. Chúa có một nhân cách nhiệm mầu : Chính vì thế mà chúng con xưng tụng Chúa là “Chúa”. Chúng con tin rằng, Chúa là Con Thiên Chúa, ngang bằng với Chúa Cha.

Tuy nhiên, Chúa cũng là con người giản đơn nhất, bình thường nhất giữa mọi người : trước một đau khổ to lớn, Chúa đã cảm xúc. Chúa đã động lòng trắc ẩn. Giây phút này, con muốn chiêm ngưỡng mối xúc động đang làm trái tim Chúa thổn thức. .Và con muốn lắng nghe những lời Chúa phán với bà mẹ này : “ Bà đừng khóc nữa !". Trước mọi người chết trên trái đất, Chúa vẫn luôn biểu lộ những tình cảm như thế. Và ý định của Chúa luôn như nhất : Chúa muốn mọi người sống lại…Chúa muốn lau sạch mọi giọt nước mắt (Kh 21,4)... bởi vì Chúa là sự sống. . . . bởi vì Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống không, phải của kẻ chết.

Con biết, con đang tiến tới cái chết của riêng con.

Nhưng con tin vào lời Chúa hứa : con tin rằng, cái chết của con không là tác động cuối cùng, nhưng mới là tác động áp chót .

Trước khi tố cáo Thiên Chúa người ta thường nghe được : ( Nếu có một Thiên Chúa tốt lành thì sẽ không có mọi bất hạnh như thế !”). Có lẽ không nên dừng lịch sử con người ta nơi hành vi áp chót này. Ý định cuối cùng của Thiên Chúa trên mỗi người chúng ta là sự sống đời đời ”. Nhưng ta cần phải tin vào sự sống đó.

Đức Giêsu nói : "Này người thanh niên, tôi bảo anh : hãy trỗi dậy "! Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói.

Cần nhận ra rằng, loại sống lại trên đây, cho dù có quan trọng như một dấu lạ, thì mới chỉ minh chứng cho ta một phần rất nhỏ bé trong khả năng của Đức Giêsu và trong sứ điệp thực sự của người về công cuộc Phục sinh. Thật vậy ở đây Đức Giêsu đã làm hồi sinh một cậu trai, nhưng đó mới chỉ là sự lấy lại nhất thời sự sống (Than ôi ! Rồi cậu bé này cũng sẽ phải chết). Nhờ cuộc Phục sinh, Đức Giêsu sẽ mạc khải một loại sống lại hoàn toàn khác hẳn : một sự sống không bao giờ bị khuất phục trước cái chết nữa, một cách sống hoàn toàn mới lạ, vượt trên mọi khuôn khổ nhân loại.

Mọi người thuộc bạn bè, cha mẹ, mà tôi có dịp chứng kiến trên giờ chết, mối ngậm lại, ngực bất động. . . tất cả sẽ sống lại, từ cuộc sống có hạn này: " Tôi tin xác loài người ngày sau sẽ sống lại . Tôi tin sự sống đời sau”.

Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ.

Người không luôn nghĩ đến Mẹ Người sao ?

Luca không bỏ qua một dịp để đề cao giá trị người "phụ nữ”, rất thường bị người đời bỏ rơi trong thế giới cổ xưa.

Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa... Danh tiếng Đức Giêsu được đồn ra khắp cả miền Giu-đêa và vùng lân cận.

Kinh ngạc. . .nhưng vẫn tôn vinh ! Tôi có luôn sống tạ ơn như thế không ? Thánh thể là một tác động tạ ơn vì sự sống Phục sinh của Đức Giêsu. Chính Người đã cử hành Bữa tiệc ly hôm trước ngày chịu chết, trọng lúc “tạ ơn”.

Danh tiếng của Đức Giêsu đã vượt qua ranh giới Đất nước Palestin.

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

HOÀN CẢNH :

Sau bài giảng trên núi Mt 5,11-7,21: Lc 6,20-40). Đức Giê-su xuống khỏi đó , đi vào thị trấn Ca-phác-na-um, trên đường đi, Người chữa lành bệnh nguy tử cho người đầy tớ của viên đại đội trưởng (7,1-10) và phục sinh chàng thanh niên con bà góa thành Na-im.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại câu chuyện Đức Giê-su phục sinh chàng thanh niên con bà góa thành Na-im để trình bày cho chúng ta về sứ vụ cứu thế của Đức Giê-su.

TÌM HIỂU:

11 Sau đó Đức Giê-su đi đến thành kia … “ :

âu việc Đức Giê-su chữa lành bệnh nguy tử cho người đầy tớ của viên đại đội trưởng, Đức Giê-su đi đến thành Na-im cùng với các môn đệ và đám đông dân chúng.

12 “ … người ta khiêng một người chết đi chôn … “ :

Sự việc diễn ra cách công khai dưới sự chứng kiến của đám đông dân chúng và các môn đệ rằng : người thanh niên đã chết thật ; và như vậy, xác thực quyền năng và sứ vụ cứu thế của Đức Giê-su (7,22).

13-14 “Trông thấy bà, Chúa động lòng thương … “ :

- Giữa đám đông dân chúng, Đức Giê-su chú ý đến bà góa đang đau khổ vì đứa con trai duy nhất của bà đã chết. Điều này trình bày tình thương cứu độ của Thiên Chúa đối với loài người tội lỗi nói chung và với từng người chúng ta đang sống trong cảnh đau khổ và nô lệ cho tội lỗi nói riêng. Chúa tỏ tình thương cứu độ bằng :

* Tâm tình : Chúa chạnh lòng thương.

* Lời nói : “ Bà đừng khóc nữa “: vừa để trấn an , vừa để khơi dậy niềm tin vào ơn cứu độ của Người.

* Hành động : Người đến gần , sờ vào quan tài …

- “Này anh thanh niên , tôi bảo anh hãy chỗi dậy” :

* “Này người thanh niên “ ; xác định đối tượng là một người trẻ đã chết và đang được khiêng đi chôn.

* “Tôi bảo anh” : Đức Giêsu biểu lộ uy quyền của mình. Vì ra lệnh cho ai thì có quyền trên người ấy.

* “Hãy chỗi dậy” : Trong các sách Tin Mừng, kiểu nói “chỗi dậy” có ý chỉ sự sống lại trong ngày sau hết (20,37), sự sống lại của người chết trong phép lạ Đức Giê-su làm(7,22;8,54), cũng như để chỉ chính sự sống lại của Đức Giê-su (9,22; 24,6.34). Ở đây chỉ việc Đức Giê-su phục sinh người chết, và như vậy tỏ bày sứ vụ cứu thế của Người.

15 “Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói” :

- Chi tiết này diễn tả chàng thanh niên đã chết, hãy giờ thực sự đã sống lại thật. Đó là bằng chứng cụ thể về uy quyền của Đức Giêsu trên sự chết, và d9ó cũng là dấu chỉ về sứ vụ cứu thế của Người.

- “Đức Giê-su roa anh ta cho bà mẹ” :ở đây Lu-ca gợi lại phép lạ ngôn sứ Ê-li-a (1V17,28). Qua sứ vụ cứu thế, Đức Giê-su trao lại cho con người quyền làm con Thiên Chúa và sự hạnh phúc đời đời.

16 “Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh …” :

Đây là thái độ suy phục của con người trước những phép lạ Đức Giê-su đã làm. Sự suy phục này được biểu lộ :

- Qua việc họ đồng hóa Đức Giê-su với các ngôn sứ vĩ đại thời Cựu Ước, đã làm cho kẻ chết sống lại : Như Ê-li-a (1V 17,17-24) và Ê-li-sa (2V 4, 18-37; 13,20-21).

- Và qua việc đó họ đón nhận phép lạ này như là việc Thiên Chúa đang ở với dân Người.

16 “Lời này được đồn ra trong khắp cả miền Giu-đê và vùng lân cận” :

- Miền Giu-đê : có nghĩa là toàn lãnh thổ của người Do Thái, kể cả miền Ga-li-lê trong đó có Na-im.

- Vùng lân cận : là miền các dân ngoại ở chung quanh.

Chi tiết này có ý diễn tả ơn cứu độ của Chúa đến với muôn dân; đây là đặc tính phổ quát của Hội Thánh Công Giáo chúng ta.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :

1. Nhìn vào Chúa Giê-su :

a) Xem việc Chúa làm :

- Trên đường đi đế thanh Na-im, Chúa Giê-su phục sinh chàng thanh niên con bà góa thành Na-im.

Noi gương Chúa Giê-su, chúng ta thi hành công tác tông đồ truyền giáo trong mọi môi trường, mọi hoàn cảnh và mọi lúc … dù trên đường đi hay đang làm việc …

- Chúa chạnh lòng thương đối với bà góa thanh Na-im khi Người nhìn thấy đám tang con trai duy nhất của bà.

Noi gương Chúa Giê-su, chúng ta cần phải quan sát nhận ra đau khổ của tha nhân, hầu có thể gợi lên lòng cảm thương của chúng ta và khơi dậy tinh thần phục vụ và tông đồ của chúng ta đối với tha nhân.

- Chúa Giê-su đến gần và chạm vào quan tài : để an ủi, khích lệ và nâng đỡ để tạo hạnh phúc cho tha nhân.

Chúng ta phải tiếp cận tha nhân bằng tâm tình thông cảm qua việc thăm viếng, quà tặng … và nhìn nhận những mối lo đau khổ của họ như là của chính mình vậy.

b) Nghe lời Chúa nói :

- “Bà đừng khóc” ; Chúa không muốn cho bà goá này đau khổ, vì thế Người giải thoát bà bằng việc phục sinh chàng thanh niên, người con trai duy nhất của bà.

Chúng ta đừng gây đau khổ cho ai, cũng không muốn cho người khác phải đau khổ , và khi thấy họ đau khổ, chúng ta phải tìm cách giúp đỡ để xoa dịu và cứu vãn.

- “Này người thanh niên, tôi bảo anh , hãy chỗi dậy”. Câu này giúp chúng ta sống :

- Tin tưởng vào Chúa Giê-su Phục Sinh để chúng ta tuân phục thánh ý Chúa trong mọi sự, nhất là biết chỗi dậy sau khi sa ngã, cũng như thanh tẩy mọi yếu đuối lỗi làm của mình.

- Xác tín vào sứ mạng mà Chúa đã trao phó qua bí tích Rửa Tội, qua bí tích Truyền Chức, cũng như qua lời khấn dòng, để nhờ đó chúng ta nhiệt tình, tích cực và dấn thân hơn nữa trong những công tác tông đồ , truyền giáo để cải hóa tha nhân …

2. Nhìn vào bà góa thành Na-im :

- Sự thinh lặng của bà trước những lời nói và việc làm của Chúa Giê-su trong việc phục sinh con trai bà, đã nói lên rằng : Bà bất lực nên đã hoàn toàn phó thác vào Chúa, bằng sự vâng phục vào những lời Chúa nói và những việc Chúa làm, mặc dù bà chưa biết Chúa cách rõ ràng và cũng chưa hiểu việc Chúa làm.

Cũng vậy, đức tin của chúng ta được biểu lộ qua sự vâng phục thánh ý Chúa và phó thác vào Chúa mọi sự, dù chưa hiểu. chưa thấy và chưa biết rõ việc Chúa làm.

- Thân phận của bà góa này là hình ảnh thân phận của những kẻ nghèo, cô đơn về vật chất cũng như về tinh thần và tâm linh trong xã hội và thế giới ngày nay.

- Nếu chúng ta ở trong hoàn cảnh đó, thì chúng ta hãy tin tưởng vào tình thương của Chúa. người đang lưu tâm đến chúng ta cách đặc biệt , vì Chúa không muốn cho ai phải phải đau khổ : “Bà đừng khóc nữa”.

- Noi gương Chúa, chúng ta phải quan tâm cách đặc biệt và cụ thể đến những người đang gặp cảnh đau khổ đáng thương trong xã hội.

- Sự chạnh lòng thương của Chúa Giê-su đối với bà goá này có ảnh hưởng cách cụ thể đến sự phục sinh của con trai bà.

- Cũng vậy, chúng ta phải sống xứng đáng với lòng thương yêu của Chúa, để nhờ đó chúng ta có thế giá trong việc phục vụ phần rỗi của tha nhân trong những công tác tông đồ.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.